QUYỀN ĐƯỢC XEM BIÊN BẢN PHIÊN TÒA

Biên bản phiên tòa có thể được xem là một văn bản ghi nhận lại toàn bộ quá trình xét xử vụ án, thể hiện nội dung quan trọng mà trong đó việc hỏi – trả lời của các bên đương sự, của Hội đồng xét xử, của Kiểm sát viên là rất quan trọng trong việc giải quyết vụ án vì vậy cần phải được Hội đồng xét xử kiểm tra trước khi Chủ tọa phiên tòa và Thư ký phiên tòa ký vào biên bản là hoàn toàn hợp lý và chặt chẽ, điều này đảm bảo sự vô tư khách quan, hạn chế sự sai sót của Thư ký ghi biên bản phiên tòa.

Mẫu biên bản phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự mới nhất hiện nay? Biên bản  phiên tòa sơ thẩm có những nội dung nào?

Hình thức của biên bản: Biên bản phiên tòa là sự tổng hợp các câu hỏi, tình tiết, diễn biến tại phiên Tòa thường diễn ra rất nhanh, Thư ký phiên tòa phải ghi lại bằng nhiều hình thức (viết tay, đánh máy, ghi âm).

Cơ sở pháp lý: Tại Điều 236 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) hiện hành quy định: 

Điều 236. Biên bản phiên tòa

1. Biên bản phiên tòa phải ghi đầy đủ các nội dung sau đây:

a) Các nội dung chính trong quyết định đưa vụ án ra xét xử quy định tại khoản 1 Điều 220 của Bộ luật này;

b) Mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa;

c) Các câu hỏi, câu trả lời và phát biểu tại phiên tòa.

2. Ngoài việc ghi biên bản phiên tòa, Hội đồng xét xử có thể thực hiện việc ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên tòa.

3. Sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký phiên tòa ký biên bản đó.

4. Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có quyền được xem biên bản phiên tòa ngay sau khi kết thúc phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 236 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và khoản 4 Điều 166 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định: “Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có quyền được xem biên bản phiên tòa ngay sau khi kết thúc phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận”.

Ngày 29/4/2020, Viện trưởng Viện KSNDTC ban hành Quyết định số 139/QĐ-VKSTC về việc ban hành hệ thống chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả công tác nghiệp vụ trong ngành kiểm sát nhân dân, trong đó có chỉ tiêu kiểm sát 100% biên bản phiên tòa (“Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phải lập biên bản kiểm tra biên bản phiên tòa ngay sau khi phiên tòa kết thúc”).

Mục đích của việc kiểm sát biên bản phiên tòa, phiên họp là nhằm bảo đảm biên bản phiên tòa, phiên họp phản ánh đúng, đầy đủ nội dung, trình tự, thủ tục, diễn biến phiên tòa, phiên họp; phát hiện kịp thời những vi phạm, thiếu sót của biên bản phiên tòa, phiên họp để yêu cầu, kiến nghị Tòa án khắc phục. Kiểm sát biên bản phiên tòa, phiên họp còn để kiểm sát các hành vi, quyết định tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử tại phiên tòa, phiên họp, đặc biệt trong trường hợp Kiểm sát viên không tham dự được toàn bộ phiên tòa, phiên họp.

Mặc dù việc kiểm sát biên bản phiên tòa ngay sau khi phiên tòa kết thúc có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động kiểm sát, tuy nhiên, trên thực tế, để thực hiện được quy định trên lại hết sức khó khăn, bởi lẽ: Biên bản phiên tòa là sự tổng hợp các tình tiết, diễn biến, các câu hỏi, câu trả lời và phát biểu tại phiên tòa; các diễn biến tại phiên tòa đều diễn ra rất nhanh, đòi hỏi thư ký phải ghi chép lại bằng nhiều hình thức (viết tay, đánh máy, ghi âm…). Các phiên tòa dân sự về tranh chấp đất đai hay các phiên tòa kinh doanh thương mại thường phải sử dụng nhiều tài liệu, chứng cứ, áp dụng nhiều văn bản pháp luật qua nhiều thời kỳ cần được ghi chú đầy đủ, chính xác. Đối với những vụ án có sự tham gia của luật sư, nội dung trình bày và luận cứ của luật sư thường rất dài và trích dẫn nhiều văn bản pháp luật nên việc ghi chép đầy đủ và chính xác nội dung là rất khó khăn. Thư ký thường mượn bản luận cứ của luật sư và tổng hợp, trích dẫn ý kiến vào biên bản, việc này được thực hiện sau khi kết thúc phiên tòa nên việc Kiểm sát viên kiểm tra biên bản phiên tòa ngay sau khi phiên tòa kết thúc là rất khó thực hiện.

Vì vậy, để có thể thực hiện tốt công tác kiểm sát biên bản phiên tòa, cần có sự thống nhất, phối hợp tốt giữa Tòa án và Viện kiểm sát khi thực hiện các quy định của Luật tố tụng có liên quan đến công tác kiểm sát biên bản phiên tòa, cũng như thống nhất về thời điểm phù hợp để kiểm tra biên bản phiên tòa. 

Số lần xem: 15

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV DINA (CÔNG TY LUẬT DINA)

Địa chỉ: Số 229 Nguyễn Đệ, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

Hotline:  0916 999 058 - 0899 790 999

Email: luatdina@gmail.com

Mã số thuế: 1801666178

Website: www.luatdina.vn

  • Trực tuyến:
    2
  • Hôm nay:
    139
  • Tuần này:
    1058
  • Tất cả:
    31128
Thiết kế website Webso.vn