TƯ VẤN CÁCH PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết để lại, là đối tượng của quan hệ dịch chuyển tài sản của người đó sang cho những người hưởng thừa kế, được nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng và phần tài sản thuộc khối tài sản chung với người khác do người chết để lại.

1. TƯ VẤN QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

– Trên thực tế có rất nhiều trường hợp khách hàng liên hệ đề nghị tư vấn về các trường hợp phân chia di sản thừa kế của người đã mất được khá lâu, đặc biệt là vấn đề liên quan đến thừa kế tài sản là bất động sản. Vậy trong những trường hợp như trên thì cần lưu ý những vấn đề gì để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

– Để được tư vấn về các vấn đề trên, hãy liên hệ với Chúng tôi. luật sư của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn nhanh nhất.

2. TƯ VẤN VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Câu hỏi: Mẹ tôi có người chồng cũ là liệt sỹ hi sinh năm 1967. Mẹ tôi với ông có một con chung. Hiện nay mẹ tôi đang có nhu cầu cấp sổ đỏ đối với thửa đất do người liệt sỹ kia để lại? Xin hỏi ngoài mẹ tôi và con gái của mẹ tôi đang ở trên thửa đất đó thì còn ai được hưởng nữa không? vì mẹ tôi có liên hệ với bên văn phòng công chứng thì bên công chứng nói phải có mẹ của người chết đó vì mẹ của người chết đó là chết sau ông. Theo tôi tìm hiểu thì thời hiệu chia di sản là 30 năm để đòi chia thừa kế vậy xin hỏi luật sư có đúng ko? Mẹ tôi và con của mẹ đang ở trên thửa đất đó có được làm sổ không?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật DiNa, sau khi nghiên cứu trường hợp của bạn chúng tôi đưa ra nội dung tư vấn như sau:

Thứ nhất, việc phân chia di sản thừa kế không có di chúc

Dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp thì người mất không để lại di chúc nên di sản thừa kế sẽ được phân chia theo pháp luật và dựa trên hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 613 BLDS 2015 người thừa kế được xác định như sau:

Điều 613. Người thừa kế

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Theo thông tin bạn cung cấp thì hàng thừa kế thứ nhất của người liệt sỹ bao gồm: Người mẹ liệt sỹ (do mất sau liệt sỹ); mẹ bạn và người con gái của liệt sỹ. Ba người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được chia phần thừa kế bằng nhau. Trường hợp mẹ của người liệt sỹ đã mất thì phần tài sản bà hưởng sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà theo quy định tại Điều 651 nêu trên.

Thứ hai, thời hiệu phân chia di sản thừa kế

– Về vấn đề thời hiệu và quyền làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất được thừa kế thì: Căn cứ thời hiệu phân chia di sản thừa kế được quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

 “1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

…”

Như vậy, trong trường hợp của bạn, di sản là bất động sản nên thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết). Khi hết thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thì di sản sẽ thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu. Do vậy, nếu hiện nay mẹ bạn đang là người chiếm hữu di sản thì mẹ bạn có thể thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

Số lần xem: 29

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV DINA (CÔNG TY LUẬT DINA)

Địa chỉ: Số 229 Nguyễn Đệ, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

Hotline:  0916 999 058 - 0899 790 999

Email: luatdina@gmail.com

Mã số thuế: 1801666178

Website: www.luatdina.vn

  • Trực tuyến:
    1
  • Hôm nay:
    131
  • Tuần này:
    1050
  • Tất cả:
    31120
Thiết kế website Webso.vn