THCT Hộp thư truyền hình ngày 27.10.2024

LS. Lê Thị Ngọc Diễm (GĐ Công ty Luật DiNa) tư vấn mức xử phạt hành chính hành vi cản trở quyền sử dụng đất

Một trong những nhóm hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại khoản 10 Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 là: “Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật”.

CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI KHÁNH HÒA HIỆN NAY

1. Thế nào là cản trở quyền sử dụng đất?

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 91/2019/NĐ-CP có thể nhận biết hành vi cản trở quyền sử dụng đất của người khác là một trong những hành vi đưa vật liệu xây dựng, chất thải, chất độc hại hay các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc lên các thửa đất của mình hoặc đào bới, xây tường, làm hàng rào và các hành vi khác mà hành vi này gây sự cản trở lối đi chung, làm giảm khả năng sử dụng đất của người khác hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

Theo đó những hành vi cản trở, ngăn cản quyền sử dụng đất của người khác tùy theo tính chất mức độ sẽ được giải quyết theo những cách thức khác nhau.

2. Mức xử phạt hành chính

Gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 16 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ như sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này”.

Như vậy, mức phạt tiền cao nhất mà người có hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác đối với cá nhân là 10 triệu đồng, đối với tổ chức là 20 triệu đồng. Bởi vì, đối tượng áp dụng mức phạt tiền được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định này. Cụ thể:

“a) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính;

b) Mức phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, khoản 4 Điều 26, Điều 27, Điều 28, khoản 2 Điều 30, Điều 31 và Điều 37 của Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức”.

3. Thẩm quyền xử phạt

Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Điều 38 của Nghị định này, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ quy định:

1. Chủ tịch ủy bản nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này”. 

Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 6 của Nghị định này, “thẩm quyền phạt tiền quy định tại các Điều 38 và Điều 39 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó”.

Như đã nêu ở trên, mức phạt tiền cao nhất đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cản trở việc sử dụng đất của người khác, nếu cá nhân là 10 triệu đồng, còn với tổ chức là 20 triệu đồng.

Cho nên, nếu tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm (đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác), Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt. Chủ tịch UBND cấp xã không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi này. Lý do, theo khoản 2 Điều 6 và khoản 1 Điều 38 nêu trên, Chủ tịch UBND cấp xã chỉ có thẩm quyền phạt tiền đến 5 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm và 10 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.

Phụ trách nội dung: Ngọc Ngân

-----------

Để được hỗ trợ những vấn đề pháp luật liên quan, vui lòng liên hệ: CÔNG TY LUẬT DINA

Địa chỉ: 229 Đường Nguyễn Đệ, phường An Hoà, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Holine: 0916.999.058 - 0878.860.860

Mail: luatdina@gmail.com

Website: luatdina.vn

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn
Đánh giá của bạn:
*
*
*
 Captcha

Số lần xem: 23

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV DINA (CÔNG TY LUẬT DINA)

Địa chỉ: Số 229 Nguyễn Đệ, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

Hotline:  0916 999 058 - 0899 790 999

Email: luatdina@gmail.com

Mã số thuế: 1801666178

Website: www.luatdina.vn

  • Trực tuyến:
    2
  • Hôm nay:
    181
  • Tuần này:
    1100
  • Tất cả:
    31170
Thiết kế website Webso.vn